Gà bị nấm vảy chân là hiện tượng không hiếm gặp trong quá trình nuôi dưỡng chiến kê. Hiện tượng này thường xuất hiện kèm theo những đốm hồng hoặc đỏ ở vảy chân khiến gà bị suy sút sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến phong độ. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh lý này là gì và cách chữa trị như thế nào? Cùng SV368 tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Gà bị nấm vảy chân là gì? Cách nhận biết gà bị nấm?
Gà bị nấm vảy chân là hiện tượng bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở gà đá. Khi bị nấm vảy chân, chân gà sẽ xuất hiện các đốm đỏ, hồng. Ngoài ra, phần vảy chân cũng bị rộp lên và ngày càng lan rộng ra, cuối cùng dẫn đến bong trong, lở loét.
Bên cạnh đó, khi bị nấm vảy chân, ở gà cũng thường xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, khó chịu gây mất ngủ. Do vậy, khi nhận thấy hiện tượng này, các sư kê cần có biện pháp thăm khám kịp thời cho gà chiến, để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, tránh gây nguy hiểm đến sức khoẻ của gà.
Nguyên nhân gà bị nấm vảy chân?
Việc xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng của gà chính là yếu tố quan trọng nhất giúp khắc phục và cải thiện sức khỏe của gà chiến.
Trên thực tế, việc gà bị nấm vảy chân có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn đến hiện tượng nấm vảy chân ở gà đá mà anh em có thể tham khảo để đưa ra cách điều trị phù hợp cho chiến kê của mình:
- Do gà thường xuyên tham gia thi đấu và thực hiện các kỹ thuật vần đòn, vần hơi dẫn đến chân bị ảnh hưởng đồng thời gây nên hiện tượng sưng vảy ở chân hoặc sưng ở cụm bàn chân.
- Chăm sóc gà không đúng cách sau khi thi đấu, cụ thể là không ngâm chân gà cũng như xử lý vết thương cho gà sau khi đá dẫn đến chân gà bị tổn thương và gây ra vảy nấm.
- Do quá trình chăm nuôi gà không sạch sẽ, chưa đảm bảo, môi trường ẩm ướt.
- Gà bị lạnh chân hoặc vi khuẩn xâm nhập, do chân bị sưng phồng.
- Ngoài ra, gà bị nấm vảy chân cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý khác như: Bệnh lậu đế, bệnh bạch lỵ hoặc bệnh viêm dịch ở gà.
- Cách chữa bệnh gà bị nấm vảy chân
Các biểu hiện ở gà bị nấm vảy chân thường xuất hiện rất rõ rệt ở ngay giai đoạn đầu. Do đó, ngay khi nhận thấy xuất hiện những triệu chứng này trên gà, anh em cần xử lý để ngăn chặn bệnh sớm nhất có thể bằng cách thực hiện các phương pháp chữa trị sau đây:
Cách chữa bệnh gà bị nấm vảy chân bằng nước muối
Đây là phương pháp chữa trị gà bị nấm chân khá đơn giản và hiệu quả. Bởi muối được biết đến là chất sát khuẩn tự nhiên, có khả năng hạn chế quá trình lây lan, đồng thời giúp quá trình loại bỏ vỏ nấm dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, đối với mẹo chữa trị này, anh em chỉ nên áp dụng trong giai đoạn bệnh mới chớm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cụ thể, cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng muối pha loãng với nước ấm cho đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Bước 2: Ngâm phần chân gà trong dung dịch nước muối loãng khoảng 5 phút, tiếp theo loại bỏ lớp nấm chân đi bằng cách dùng bàn chải chà trực tiếp vào phần nấm ở chân gà.
Thực hiện bước này 3 ngày liên tục, mỗi ngày 1 lần.
- Bước 3: Lau khô phần nước và bôi thuốc Ketomycine vào chân gà. Bôi liên tục từ 7 đến 10 ngày sẽ hết nấm.
Bạn hãy kiên trì thực hiện thì sau 7 – 10 ngày sẽ hết nốt đỏ và tình trạng gà bị nấm chân.
Sử dụng thuốc uống để trị nấm vảy chân ở gà đá
Đối với tình trạng nấm vảy chân ở gà có triệu chứng nặng hơn, anh em có thể chuyển sang chữa trị bằng cách sử dụng thuốc uống Ketoconazole 200mg celltrion.
Đối với thuốc này, anh em dùng liệu trình như sau:
- Ngày thứ nhất, cho gà uống 1 viên và cách 2 ngày mới uống 1 lần.
- Cho gà uống đến viên thứ hai thì dừng để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà.
Cách chăm sóc gà sau khi chữa bệnh
Mặc dù tình trạng nấm chân ở gà có thể được khắc phục bằng các biện pháp thuốc bôi hay thuốc uống. Nhưng không thể phủ nhận. việc chăm sóc gà đúng cách cũng là yếu tố quan trọng góp phần giúp tình trạng nấm vảy chân của gà được cải thiện nhanh chóng đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Do đó, sau khi chữa bệnh cho gà, anh em nên lưu ý những điều sau để chăm sóc gà đúng cách, từ đó giúp sức khoẻ của gà phục hồi nhanh chóng:
- Giữ môi trường khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ cho gà giúp gà phát triển khoẻ mạnh và hạn chế bệnh tật.
- Có thể sử dụng miếng lót mềm hoặc miếng vải hút nước để gà hạn chế tiếp xúc nền đất, giúp tình trạng nấm chân nhanh chóng được cải thiện, giảm bớt lây nhiễm.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp gà có đủ nguồn năng lượng và dưỡng chất để phục hồi nhanh chóng.
Trên đây là một số mẹo chữa trị gà bị nấm vảy chân đơn giản và hiệu quả mà SV368 muốn gửi tới quý bạn. Hy vọng bài viết trên mang đến những thông tin cần thiết và hữu ích.