Đá gà là một trong những trò giải trí đã tồn tại từ rất lâu đời ở Việt Nam. Hiện nay, trên các diễn đàn có không ít những bài viết chia sẻ về các kinh nghiệm nuôi gà chọi hoặc những trận đá gà trực tiếp.
Nếu không phải là người am hiểu về các thuật ngữ đá gà, chọi gà thì các anh em sẽ khó có thể hiểu được hết ý nghĩa của những bài chia sẻ kinh nghiệm. Trong nội dung bài viết dưới đây, sẽ tổng hợp các thuật ngữ trong đá gà để anh em tìm hiểu thêm.
Thuật ngữ đi hơi
Đi hơi hay còn gọi là vần hơi, xoay hơi, xô hơi hoặc quần hơi gà chọi. Ý nghĩa chung của những thuật ngữ này là để chỉ cho việc chuẩn bị cho gà chọi bắt đầu các bài tập đá gà, chọi hà.
Thông thường, việc đi hơi sẽ được bắt đầu khi gà chọi được khoảng 7 – 8 tháng tuổi. Khi đó, các sư kê sẽ tiến hành bịt mỏ và cựa để cho gà không thể dùng mỏ để mổ đối thủ hoặc lấy đà để đá, chọi gà. Thay vào đó, chúng sẽ bắt buộc phải dùng sức ở chân, cổ và mình để đẩy, đè đối phương.
Mục đích chính của việc đi hơi gà chọi là giúp cho chúng tăng thêm sức bền và có thể tự mình xoay sở trong các tình huống. Bên cạnh đó, việc đi hơi còn giúp cho các sư kê có thể biết được gà đá của mình sẽ hợp với những thế trận nào.
Thuật ngữ chạy lồng
Chạy lồng là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong quá trình chăm sóc và huấn luyện gà đá. Những chiến kê sẽ được nhốt trong một chiếc lồng tre lớn, bên ngoài thả một chú gà chọi khác để hai con nhìn thấy nhau và tìm cách tấn công nhau bằng cách chạy vòng quanh lồng tre.
Mục đích của việc chạy lồng gà chọi là giúp cho gà tăng độ dẻo dai của cơ bắp ở phần chân và phần đùi. Từ đó, giúp cho gà có lực đá mạnh hơn khi chiến đấu với đối thủ.
Thuật ngữ vô nghệ
Vô nghệ là một thuật ngữ chỉ việc bôi một lớp nghệ trộn với các bài thuốc lên da gà để giúp cho da của gà chọi được đỏ và dày lên. Nhờ đó, làm giảm tác động từ những đòn đánh của đối thủ và giúp cho gà chọi có thể chiến đấu được lâu hơn.
Thông thường, mỗi sư kê sẽ có cho mình một bài thuốc vô nghệ cho gà chọi riêng và có thể tham khảo thêm nhiều cách vô nghệ khác cho gà chọi của mình.
Thuật ngữ Dầm cán
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc các sư kê giúp cho chân của gà chọi được săn chắc, khỏe mạnh hơn bằng cách ngâm chân gà vào thuốc ngâm chân gà chọi trộn cùng với nước muối. Một số sư kê còn dùng nước tiểu để trộn chung với hỗn hợp trên vì cho rằng nó sẽ giúp cho chân gà, ngón chân gà và quản gà chắc hơn. Như vậy, khi gà ra đòn sẽ làm cho đối phương bị đau hơn.
Thuật ngữ quần sương
Quần sương hiểu nôm na là một hoạt động được tập dượt vào các buổi sáng sớm. Lúc này, ngoài trời vẫn còn nhiều sương. Việc tập luyện trong điều kiện này sẽ giúp cho gà chọi có một nền tảng thể lực tốt và bền bỉ hơn. Như vậy, khi bước vào các trận chiến, gà sẽ có sức khỏe vượt trội và sức chiến đấu cũng bền bỉ hơn.
Tuy nhiên, anh em sư kê cần chú ý không nên cho gà tập quá sớm và quá lâu ở ngoài trời có sương. Vì như vậy có thể sẽ là ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của gà.
Thuật ngữ om gà
Om gà cũng là một trong số những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong giới đá gà. Hiểu đơn giản thì thuật ngữ này dùng để chỉ giai đoạn tắm rửa và xông khá cho gà bằng các bài thuốc hoặc nước trà xanh.
Sau thời kỳ om gà, gà sẽ tăng cường sức đề kháng, tránh được một số bệnh thường gặp liên quan đến da và xương cốt cũng trở nên rắn chắc hơn. Chính vì vậy, giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn vô cùng quan trọng và nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức chiến đấu của các chiến kê sau này.
Trên đây là một số thuật ngữ đá gà, chọi gà mà anh em sư kê nên biết để quá trình chăm sóc và huấn luyện chiến kê được tốt hơn, hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với anh em. Chúc anh em có được những chiến kê tốt nhất.
Nguồn: SV368