Để một sinh vật có thể phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh, môi trường là vấn đề thiết yếu cần được quan tâm. Nuôi gà cũng vậy môi trường sống của gà phải đảm bảo được các tiêu chuẩn cần thiết thì mới đạt được chất lượng tốt. Vậy những tiêu chuẩn gì cần có để giúp môi trường trở nên tốt hơn? Mời bạn đọc cùng SV368.ong tìm hiểu qua bài viết sau.
Môi trường sống của gà cần rộng rãi, thoáng khí
Tương tự các loài gia cầm khác, môi trường sống của gà cần một khoảng không gian rộng rãi và thoáng khí để chúng có thể tự do di chuyển. Đối với những nơi chăn nuôi số lượng lớn, không gian sống bên trong phải được thiết kế với yêu cầu thoáng mát, không bị gò bó để có thể cung cấp đầy đủ không khí cho gà. Nên chăn nuôi gà đúng mật độ, không nên nuôi quá nhiều trong một môi trường chật hẹp.
Ẩm độ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của gà
Trong chăn nuôi, ẩm độ là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của gà. Để đảm bảo độ ẩm vừa đủ, nên có hệ thống điều hòa nhiệt độ hay có phương pháp điều chỉnh để ánh sáng và thông gió cần thiết.
- Trường hợp độ ẩm quá cao sẽ dẫn đến bài tiết khó khăn.
- Ngược lại, nếu ẩm độ quá thấp sẽ dẫn đến hanh khô, chuồng dễ bụi và gà dễ mắc bệnh đường hô hấp.
- Thông thường, độ ẩm từ 6-70% là phù hợp. Ngoài ra, tùy vào độ tuổi của gà mà điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
Chú ý. Nếu điều chỉnh ẩm độ thì hãy tận dụng hết độ thông thoáng tự nhiên, nên tránh lượng nước uống rơi vãi xuống sàn. Để hạn chế được ẩm độ tăng cao, có thể dùng các tấm đệm lót xốp, khô ráo để hút ẩm nhanh chóng.
Ánh sáng phù hợp
Gà không chỉ nhạy cảm với nhiệt độ mà còn với cả ánh sáng. Cả hai đều gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của gà. Để lựa chọn ánh sáng phù hợp với môi trường sống của gà, người nuôi nên dựa vào giống gà, số ngày tuổi, nơi ở hiện tại để cung cấp ánh sáng. Một số lưu ý về ánh sáng khi chăn nuôi gà cần biết như:
- Gà hậu bị sau khoảng 14 ngày tuổi không nên chiếu sáng quá 10 giờ/ngày.
- Gà vừa đẻ sau 14 ngày tuổi nên chiếu sáng đủ 16 giờ/ngày.
- Đối với gà có nơi ở thông thoáng thì nên chọn hướng có ánh nắng vào buổi sáng để giúp tiêu diệt vi khuẩn và nhanh khô chất độn chuồng.
- Không nên để ánh sáng chiếu vào một chỗ, nên phân bố đều.
Lưu ý về chất độn chuồng
Chất độn chuồng đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi gà, chúng giúp hút ẩm từ phân gà, giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa gà và phân mà còn tránh sự tập trung của vi khuẩn. Không những thế còn điều hòa độ ẩm và nhiệt độ của môi trường sống của gà. Hạn chế được khí hôi, thối và giảm bớt khí độc trong chuồng nuôi.
Chất độn chuồng tốt sẽ đáp ứng được tiêu chí: không dính bết, không dính và khi lấy tay nắm lại thì không bị nát vụn, có khả năng hấp thụ tốt, khối lượng nhẹ, không gây độc hại cho gà.
Chất độn sẽ giúp ích cho quá trình nuôi gà nếu biết cách quản lý, ngược lại nếu không quản lý tốt sẽ tạo ra vi khuẩn làm thành nguồn gây bệnh cho gà.
Đảm bảo nhiệt độ
Nhiệt độ rất quan trọng vì mỗi lứa tuổi sẽ tương thích với từng nhiệt độ khác nhau. Đặc biệt là gà trong độ khoảng 8 tuần tuổi đổ lại, khả năng chịu nhiệt còn kém nên cần nhiệt độ từ 31 đến 35 độ C.
Bắt đầu từ tuần thứ 3 đến tuần 8, tùy vào thời tiết bên ngoài mà mỗi tuần nên giảm bớt 2- 3 độ C. Khi đã đến tuần 8 nhiệt độ môi trường sống của gà khoảng 15- 20 độ C là chuẩn nhất.
Một số mức nhiệt độ cơ bản:
- Nhiệt độ tốt nhất: 20 độ C
- Nhiệt độ chuẩn:10- 15 độ C.
- Nhiệt độ đề phòng: 5-10 độ C và 25- 30 độ C.
- Nhiệt độ nguy hiểm: lớn hơn 30 độ C và nhỏ hơn 5 độ C đối với lứa gà trưởng thành.
Một vài phương pháp giúp chống nóng cho môi trường sống của gà vừa đơn giản vừa thông dụng như là: quét vôi trắng, phần mái nên sử dụng vật liệu cách nhiệt, nên dùng mái phụ, trồng cây có tán lớn để che bóng mát. Hoặc dùng vòi phun nước.
Lời kết
Qua bài viết từ Sv368.ong, bạn đọc có thể thấy được rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của gà. Một môi trường sống tốt sẽ giúp gà tăng trưởng mạnh, giảm thiểu bệnh tật, mang lại hiệu xuất cao. Vì thế, người chăn nuôi cần phải tìm hiểu thật kỹ và có phương án cụ thể cho gà nuôi của mình.